Mã ngành: 7520216

ĐH Quốc Tế được thành lập năm 2003 và Khoa Điện – Điện tử là một trong những khoa chuyên ngành chính được mở đầu tiên của Trường. Được định hướng theo những mục tiêu, tầm nhìn và sứ mạng chung của Trường ĐH Quốc Tế, mục tiêu chính của Khoa Điện – Điện tử nhắm đến chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp một hành trang đầy đủ để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thế giới công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử, Kỹ thuật Viễn thông và Xử lý Tín hiệu, hình ảnh.

 – Mục tiêu đào tạoNgành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa cung cấp:

  • Một nền tảng kiến thức cơ bản vững chắc về thiết kế và hệ thống điều khiển tự động trong công nghiệp;
  • Kiến thức chuyên ngành sâu và rộng về dây chuyền sản xuất;
  • Khả năng tự học để nắm bắt các công nghệ mới và các kỹ năng mềm cần thiết, đảm bảo người học đủ năng lực để học tiếp sau đại học trong và ngòai nước.

  Các định hướng đào tạo:

  • Đo lường và điều khiển bằng máy tính hoặc vi điều khiển.
  • Robot trong công nghiệp, tự hành và trí tuệ nhân tạo (AI).
  • Công nghệ điều khiển và giám sát hệ thống SCADA.
  • Thiết kế và vận hành dây chuyền tự động hóa xí nghiệp.
  • Các hệ thống đo lường tích hợp.

 – Cơ hội nghề nghiệp:

  • Làm việc cho các công ty trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực liên quan đến tự động hóa và điện tử như sản xuất hàng tiêu dùng, công nghệ thực phẩm, công nghệ chế biến nông hải sản, dầu khí,…
  • Có khả năng khởi nghiệp, tư vấn, cung cấp giải pháp về lĩnh vực tự động hóa, thiết bị tự động,…
  • Cán bộ quản lí, chuyên viên kỹ thuật làm việc cho các cơ quan nhà nước hoặc các công ty nước ngoài.

Ngoài những mục tiêu và cơ hội nghề nghiệp của từng chuyên ngành thì sinh viên ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng và các khả năng sau khi ra trường như sau:

    1. Chuẩn đầu ra

     1.1. Kiến thức Lý luận Chính trị

    Về lý luận chính trị:

  • Sinh viên tốt nghiệp có hiểu biết đúng đắn về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
  • Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan làm việc sau khi tốt nghiệp.
  • Có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn và có khả năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng một cách logic và tích cực.

    Về đạo đức, hành vi:

  • Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp tốt.
  • Có tinh thần yêu nước, yêu đồng bào, gắn bó và có tinh thần phục vụ cộng đồng tốt.
  • Có tinh thần trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với cộng đồng.
  • Có tính chủ động, tích cực, cầu tiến, sáng tạo trong công việc.
  • Có tinh thần và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả cao, tính chuyên nghiệp cao.

     1.2. Khả năng ngoại ngữ

  • Sinh viên trường Đại học Quốc tế khi hoàn tất chương trình đại học phải đạt đến trình độ tiếng Anh trung – cao cấp. Trình độ tiếng Anh tối thiểu là 5.5 IELTS hoặc các chứng chỉ khác có điểm số tương đương, cụ thể là: 61 TOEFL iBT, hoặc TOEIC ( 600 Listening + Reading và 270 Speaking + Writing).
  • Sinh viên tốt nghiệp phải viết luận văn tốt nghiệp bằng Tiếng Anh và phải bảo vệ thành công trước Hội đồng Khoa học.
  • Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia vào các cuộc đối thoại hoặc thảo luận với vốn từ tương đối đầy đủ cho mọi tình huống, có kiến thức tương đối tốt về các thành ngữ tiếng Anh, ngữ động từ và từ ngữ thông tục.
  • Sinh viên tốt nghiệp nắm vững tất cả các lĩnh vực ngữ pháp tiếng Anh và có thể trình bày dưới dạng luận văn các vấn đề trong đời sống cũng như trong môi trường học thuật.

     1.3 Trình độ chuyên môn

Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa phải đạt được những yêu cầu sau đây:

  • Khả năng ứng dụng các kiến thức toán, khoa học và kỹ thuật;
  • Khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm cũng như phân tích và xử lý dữ liệu;
  • Khả năng thiết kế một hệ thống, một bộ phận, hoặc một quy trình đáp ứng yêu cầu chuyên môn thực tế trong điều kiện ràng buộc về kinh tế, xã hội, chính trị, đạo đức, môi trường, sức khỏe, an toàn, khả năng sản xuất và tính bền vững;
  • Khả năng làm việc nhóm;
  • Khả năng xác định, hình thành và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực điều khiển tự động;
  • Hiểu biết về trách nhiệm đạo đức và tính chuyên nghiệp trong công việc;
  • Khả năng giao tiếp hiệu quả;
  • Có kiến thức rộng và hiểu biết về sự ảnh hưởng của các giải pháp điều khiển tự động trong hoàn cảnh cụ thể về xã hội, kinh tế, toàn cầu;
  • Nhận thức về nhu cầu và khả năng học tập suốt đời;
  • Kiến thức về các vấn đề đương đại;
  • Khả năng sử dụng kỹ năng, kỹ thuật và các công cụ hiện đại để giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực điều khiển tự động;
  • Kiến thức về xác suất thống kê và ứng dụng của nó trong điều khiển tự động; các kiến thức về toán như vi phân và đạo hàm, khoa học cơ bản, kiến thức tin học và kiến thức kỹ thuật đủ để phân tích, thiết kế một thiết bị, hoặc hệ thống phần cứng và/hoặc phần mềm về điều khiển tự động.
  • Kiến thức toán nâng cao cụ thể như phương trình vi phân, đại số tuyến tính và số phức.
  • Khả năng công tác.
  • Chương trình đào tạo sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc tế. Sinh viên có thể làm cho các công ty trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực liên quan đến tự động hóa và điện tử.
  • Sinh viên ra trường có các kỹ năng kiến thức để thiết kế, chế tạo, sửa chữa, bảo trì các thiết bị và dây chuyền sản xuất. Sinh viên ra trường cũng có khả năng tạo dựng doanh nghiệp, tư vấn giải pháp tự động, thiết bị tự động, hỗ trợ doanh nghiệp các dịch vụ – sản phẩm mà doanh nghiệp và xã hội, thị trường yêu cầu.
  • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành cán bộ quản lí hoặc chuyên viên kỹ thuật làm việc cho các cơ quan nhà nước hoặc địa phương, các công ty nước ngoài.
  • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu có liên quan.

     1.4. Mục tiêu cụ thểCác mục tiêu cụ thể của chương trình bao gồm:

  • Có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp. sống và làm việc tuân theo pháp luật của nhà nước Viêt Nam.
  • Nắm bắt được kiến thức cơ sở trong lĩnh vực tổng quát của ngành tự động hóa và kỹ thuật điều khiển kể cả khía cạnh lý thuyết hay ứng dụng.
  • Có khả năng giải quyết các vấn đề liên ngành về kỹ thuật, xã hội, chính trị và kinh tế.
  • Có kỹ năng giải quyết vấn đề để phân tích và thiết kế các hệ thống kỹ thuật hoặc các quá trình công nghiệp.
  • Có khả năng thiết kế, phát triển và tích hợp hệ thống thông tin cho các ứng dụng kỹ thuật.
  • Có nhận thức rõ về tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp cũng như khả năng làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý.
  • Có ý thức bảo vệ môi trường, thiết kế và vận hành các hệ thống thân thiện môi trường.

     2. Đội ngũ giảng viên

Hiện tại, đội ngũ Giảng viên – Nghiên cứu viên của Khoa Điện – Điện tử bao gồm 19 thành viên, trong đó có 1 Phó Giáo Sư, 12 Tiến sĩ, và 6 Thạc sĩ đang giảng dạy trực tiếp. Thông tin chi tiết về các Giảng viên – Nghiên cứu viên, các định hướng nghiên cứu và thông tin liên hệ vui lòng truy cập theo đường link: 

     3. Hệ thống Phòng Thí Nghiệm

Nhờ vào sự đầu tư hào phóng từ các dự án chính phủ và nhà trường, Khoa Điện – Điện tử tại trường ĐH Quốc Tế sở hữu các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn cao và hiện đại. Hiện nay, khoa sở hữu 6 Phòng thí nghiệm và 1 xưởng cơ điện tử.

STTTên Phòng thí nghiệmVị tríDiện tích
1 Phòng thí nghiệm Siêu cao tần LA2-109 90m2
2 Phòng thí nghiệm Điện tửLA2-20196m2
3 Phòng thí nghiệm Viễn thông LA2-20296m2
4 Phòng thí nghiệm Xử lý tín hiệu  LA2-207 60m2
5 Phòng thí nghiệm Hệ thống nhúngLA2-20860m2
6 Phòng thí nghiệm Tự độngLA2-21060m2
7 Xưởng cơ điện tửDãy PTN Quản lý Thủy sản45m2

  

    4. Thông tin liên hệ

Khoa Điện – Điện tử – Văn phòng O2.206

Điện thoại: (+84) 283 7244 270 – Số nội bộ: 3221