Mã ngành: 7520207

ĐH Quốc Tế được thành lập năm 2003 và Khoa Điện – Điện tử là một trong những khoa chuyên ngành chính được mở đầu tiên của Trường. Được định hướng theo những mục tiêu, tầm nhìn và sứ mạng chung của Trường ĐH Quốc Tế, mục tiêu chính của Khoa Điện – Điện tử nhắm đến chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp một hành trang đầy đủ để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thế giới công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử, Kỹ thuật Viễn thông và Xử lý Tín hiệu, hình ảnh.

Đặc biệt, chương trình Kỹ thuật Điện tử – Truyền thông (nay là Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông) đã được công nhận đạt chuẩn ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology – Tổ chức Kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật – công nghệ Hoa Kỳ) từ cuối năm 2018.

 – Mục tiêu đào tạo:

  • Cung cấp kiến thức cơ sở hoàn chỉnh và các kỹ năng trong lĩnh vực Điện tử và Viễn thông.
  • Phục vụ và đáp ứng các nhu cầu công nghiệp, nghiên cứu khoa học và học sau đại học.
  • Chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp có thể thích ứng với sự thay đổi nhanh trong lĩnh vực công nghệ cao như Điện tử và Viễn thông.

 – Các định hướng đào tạo:

  • Thiết kế vi mạch: đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực vi mạch bán dẫn và vi mạch;
  • Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet cho vạn vật (Internet of Things): đào tạo chuyên sâu về ứng dụng của IoT trong công nghiệp và đời sống, ứng dụng của AI trong công nghiệp, nông nghiệp và sản xuất;
  • Vi Điện tử và Hệ thống nhúng: đào tạo chuyên sâu về thiết kế, chế tạo và ứng dụng vi mạch điện tử số và tương tự, hệ thống vi xử lý;
  • Thiết kế hệ thống viễn thông: đào tạo chuyên sâu về thiết kế và vận hành hệ thống truyền tin tốc độ cao, mạng truyền số liệu, mạng điện thoại di động, mạng Internet và các kỹ thuật mới trên điện thoại thông minh;
  • Xử lý tín hiệu và thị giác máy tính: đào tạo chuyên sâu về thiết kế và phát triển các hệ thống xử lý tín hiệu số hình ảnh, âm thanh, video và dữ liệu;
  • Thiết kế anten và ứng dụng siêu cao tần: đào tạo chuyên sâu về thiết kế và phát triển vi mạch cao tần, các khối trong hệ thống siêu cao tần phục vụ cho các ứng dụng ra-đa, truyền thông không dây, thông tin vệ tinh và quốc phòng.

 – Cơ hội nghề nghiệp:

  • Làm việc cho các công ty nước ngoài hoặc các tập đoàn hoặc các công ty trong nước thuộc lĩnh vực thiết kế vi mạch, điện tử dân dụng và công nghệ thông tin.
  • Làm việc cho các tập đoàn truyền thông, thông tin, mạng di động trong và ngoài nước, các công ty về hàng không và giao thông vận tải.
  • Phát triển nghề nghiệp tại các công ty giải trí, quảng bá.

Ngoài những mục tiêu và cơ hội nghề nghiệp của từng chuyên ngành thì sinh viên ngành Điện tử Viễn thông sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng và các khả năng sau khi ra trường như sau:

    1. Chuẩn đầu ra

Sinh viên ngành Điện tử Viễn thông được trang bị các kiến thức, kỹ năng và các khả năng sau:

     1.1. Kiến thức Lý luận Chính trị

    Về lý luận chính trị:

  • Sinh viên tốt nghiệp có hiểu biết đúng đắn về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
  • Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan làm việc sau khi tốt nghiệp.
  • Có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn và có khả năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng một cách logic và tích cực.

    Về đạo đức, hành vi:

  • Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp tốt.
  • Có tinh thần yêu nước, yêu đồng bào, gắn bó và có tinh thần phục vụ cộng đồng tốt.
  • Có tinh thần trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với cộng đồng.
  • Có tính chủ động, tích cực, cầu tiến, sáng tạo trong công việc.
  • Có tinh thần và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả cao, tính chuyên nghiệp cao.

     1.2. Khả năng ngoại ngữ

  • Sinh viên trường Đại học Quốc tế khi hoàn tất chương trình đại học phải đạt đến trình độ tiếng Anh trung – cao cấp. Trình độ tiếng Anh tối thiểu là 5.5 IELTS hoặc các chứng chỉ khác có điểm số tương đương, cụ thể là: 61 TOEFL iBT, hoặc TOEIC ( 600 Listening + Reading và 270 Speaking + Writing).
  • Sinh viên tốt nghiệp phải viết luận văn tốt nghiệp bằng Tiếng Anh và phải bảo vệ thành công trước Hội đồng Khoa học.
  • Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia vào các cuộc đối thoại hoặc thảo luận với vốn từ tương đối đầy đủ cho mọi tình huống, có kiến thức tương đối tốt về các thành ngữ tiếng Anh, ngữ động từ và từ ngữ thông tục.
  • Sinh viên tốt nghiệp nắm vững tất cả các lĩnh vực ngữ pháp tiếng Anh và có thể trình bày dưới dạng luận văn các vấn đề trong đời sống cũng như trong môi trường học thuật.

     1.3 Trình độ chuyên môn

       Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông phải đạt được những yêu cầu sau đây:

  • Có khả năng vận dụng kiến thức về toán, khoa học và kỹ thuật.
    Có khả năng thiết kế và chỉ đạo thực hành, cũng như phân tích và giải thích dữ liệu.
  • Có khả năng thiết kế một hệ thống, một phần tử, hoặc một quá trình để thỏa các nhu cầu mong muốn trong khuôn khổ ràng buộc thực tế ví dụ như kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khỏe và an toàn.
  • Có khả năng làm rõ, trình bày chính xác, và giải quyết các vấn đề của kỹ thuật điện tử, viễn thông.
  • Có khả năng vận dụng các kỹ thuật, kỹ năng, và và các công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật điện.
  • Có kiến thức về xác suất thống kê, bao gồm các áp dụng thích hợp cho chương trình và các mục tiêu của kỹ thuật điện; Có kiến thức về toán thông qua vi phân, tích phân, khoa học cơ sở, khoa học máy tính, và khoa học kỹ thuật cần thiết cho phân tích và thiết kế các thiết bị điện điện tử phức hợp.

     1.4. Khả năng công tác

  • Các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm nghiên cứu hoặc quản lý với các dự án sản phẩm điện tử hoặc thiết kế vi mạch tại các công ty trong và ngoài nước.
  • Có khả năng vận hành và phát triển các mạng máy tính, viễn thông, phát thanh và truyền hình.
  • Có khả năng làm việc trong các công ty viễn thông quốc tế, viễn thông quốc nội, công ty điện thoại, công ty truyền số liệu và các công ty chứng khoán,…
  • Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành nhà nghiên cứu hoặc giảng viên cho các trường, viện.
  • Sinh viên sau khi tốt nghiệp bậc đại học có đầy đủ khả năng theo học các văn bằng sau đại học tại các trường trong và ngoài nước.

     2. Đội ngũ giảng viên

         Hiện tại, đội ngũ Giảng viên – Nghiên cứu viên của Khoa Điện – Điện tử bao gồm 19 thành viên, trong đó có 1 Phó Giáo Sư, 12 Tiến sĩ, và 6 Thạc sĩ đang giảng dạy trực tiếp. Thông tin chi tiết về các Giảng viên – Nghiên cứu viên, các định hướng nghiên cứu và thông tin liên hệ vui lòng truy cập theo đường link:

     3. Hệ thống Phòng Thí Nghiệm

         Nhờ vào sự đầu tư hào phóng từ các dự án chính phủ, ngân hàng Quốc tế World Bank và trường Đại học Quốc tế, Khoa Điện – Điện tử đang sở hữu hệ thống các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn cao và hiện đại. Hiện nay, khoa sở hữu 6 phòng thí nghiệm và 1 xưởng cơ điện tử, bao gồm:

STTTên Phòng thí nghiệmVị tríDiện tích
1 Phòng thí nghiệm Siêu cao tần LA2-109 90m2
2 Phòng thí nghiệm Điện tửLA2-20196m2
3 Phòng thí nghiệm Viễn thông LA2-20296m2
4 Phòng thí nghiệm Xử lý tín hiệu  LA2-207 60m2
5 Phòng thí nghiệm Hệ thống nhúngLA2-20860m2
6 Phòng thí nghiệm Tự độngLA2-21060m2
7 Xưởng cơ điện tửDãy PTN Quản lý Thủy sản45m2

    4. Thông tin liên hệ

Khoa Điện – Điện tử – Văn phòng O2.206

Điện thoại: (+84) 283 7244 270 – Số nội bộ: 3221